Phương pháp tự học IELTS Writing 0-8.0

Kinh nghiệm tăng band Writing từ 6.5-7.5

Xin chào các bạn mình đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm để đạt 9.0 các kỹ năng Listening và Reading. Nay mình chia sẻ thêm về kỹ năng Writing. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn boost được điểm Writing lên 7.0, 7.5 hay thậm chí 8.

Về xuất phát điểm thì mình tự học hoàn toàn tuy nhiên mình cũng nhận thức được tầm quan trọng của ngữ pháp nên phần này mình học rất kĩ. Đầu tiên mình học qua bộ giải thích ngữ pháp tiếng anh của cô Mai Lan Hương – Hà Thanh Uyên (mình nghĩ các bạn nghiên cứu kĩ bộ này là đủ), sau đó mình có học qua bộ Practical English Usage (hơi khoai và dài vì tới hơn 600 trang, mặc dù quyển này cực kì hữu ích cho các bạn nào muốn làm giáo viên TA, tuy nhiên bạn nào ko làm GV thì không nên đọc). Sau đó mình chuyển qua luyện Reading và Listening skills. Sau khi hai skills này lên tầm 7.5, 8 thì có được vốn từ khá ổn mình chuyển qua học Writing. Bộ đầu tiên mình học là bộ Practical IELTS strategies Task 1, and Task 2 (đánh giá bộ này có nhiều kiến thức hữu ích nhưng bố cục sắp xếp hơi lộn xộn). Nhưng nhìn chung mình cũng nắm được sơ sơ Task 1 và đi thi lần đầu skill này được 6.5.

Lần đầu vì đầu tư ít thời gian nên ok mình thầy 6.5 Writing cũng ổn. Sau đó khi muốn tăng band skill này thì mình đã tìm đến rất nhiều sách Task1 để đọc ví dụ như The complete guide to IELTS Writing Task 1, quyển Task 1 của IELTS Buddy, bộ Task 1 của thầy Simon…. Sau đó đi thi lại lần nữa thì vẫn ăn 6.5. Dù bài Task 1 lần này mình viết tốt hơn lần trước rất nhiều và cố thể được 7 nhưng mình nhận ra là đợt này mình không tập trung ôn Task 2 và vì điểm Task 2 gấp đôi nên dễ hiểu chỉ được 6.5 Writing.

Loay hoay mãi thì cuối cùng mình quyết tâm học những bộ Writing Task 2 rất khó đó là bộ của thầy Mat Clark. Có khoảng 120 bài với toàn vocab C1-C2, mình tập trung đọc bộ này rất nhiều lần và nhớ được phần lớn vocab trong đó. Đồng thời mình cũng đọc một loạt sách như:

– Tổng hợp bài mẫu Task 1/Task 2 thầy Simon

– Sách Marvellous techniques for IELTS Writing

– Sách 15 days’ practice for IELTS Writing

– Sách The key to IELTS Writing Success của Cô Paul Cullen

– Sách High-scoring IELTS Writing Model Answers

Phương pháp đọc những quyển sách này cũng đơn giản đó là mình đọc và dùng bút highlight lại những cụm từ vựng hay. Cuối cùng thì mình đi thi lần nữa và được 7.5 cho Task 2 (8 Vocab, 8 GRA, 7 CC, 7 TA). Nhưng mà Writing chỉ được có 7.0 là vì mình biết lạc đề ở body 2 của Task 2 nên phải tẩy đi mất 10p và còn rất ít thgian viết Task 1. Đúc kết lại đó là phải đọc rất kĩ đề trong quá trình viết Task 2 vì rất dễ bị cuốn vào viết mà quên mất đề bài hi (tại mình thuộc trường phái không outline).

Sau đó đi thi vài lần nữa để overall lên 8.5 thì mình cũng có được những kết quả rất khả quan cho skill này. Có lần Task 2 được 7888 task 1 dc 7788 suýt được 8 hi. Còn đa số thì lúc nào vocab cũng được 8 vì mình chủ động nhớ và sử dụng những từ khó trong bài viết. Mình là giáo viên dạy IELTS và mặc dù một số thầy cô khuyên các bạn không nên học vocab khủng. Tuy nhiên nếu target chỉ là 6.5 thì ok, còn nếu target lên 7.5 hay 8.0 writing thì các bạn bắt buộc phải học những highly advanced words. Lý do tại sao lại vậy đó là trong phòng thi với áp lực thời gian 60p cho cả 2 task, rất rất khó (đặc biệt là các bạn thi giấy) để các bạn kiếm được 8.0 cho Cohesion & Coherence. Lúc này lợi thế về từ vựng là cực lớn, bởi vì vocab lúc nào cũng 8 nên gần như 7.5 cho task 2 luôn nằm trong tầm tay mình, nên chỉ cần 1 cái nữa được 8 cho task 2 thì mình chắc ăn 7.5 task 2. Thì dù task 1 chỉ dc 7.0 mình vẫn dc 7.5 cho Writing. Đây cũng là một lý do các bạn nhìn những bài band 9 của thầy Simon rất đơn giản nhưng mà làm sao produce được những bài viết tốt như vậy trong 40p để có 9 CC, 9 TA, 9 GRA :)). Chính vì vậy thôi thì đi học vocab cho dễ.

Ngoài vấn đề từ vựng thì các bạn cũng cần chú trọng grammar (ít nhất là dc 7 còn hên thì dc 8) đặc biệt khi viết câu ghép và câu phức (chủ yếu là mệnh đề quan hệ quan hệ, mệnh đề danh từ), cách sử dụng noun phrases, v-ing và cụm giới từ). Còn đối với tiêu chí Cohesion & Coherence  thì các bạn cần để ý đến cách lập luận trong TASK 2, cách link các ideas lại với nhau sử dụng từ nối và thậm chí là khi không sử dụng từ nối các ý cũng cần support cho nhau.

Học từ vựng của Writing như thế nào: mặc dù mình không áp dụng tuy nhiên bây giờ khi dạy học viên mình áp dụng cách học từ vựng như thế này rất hiệu quả. Các bạn có thể chia từ vựng ra làm hai loại, đầu tiên là những từ vựng phổ biến trong bài writing, có nghĩa là những từ vựng sẽ sử dụng nhiều để hình thành lên bài viết của các bạn. Lưu ý khi học những từ vựng phổ biến này hãy nâng cấp chúng lên bằng những từ khó hơn thì như vậy các bạn sẽ có thể áp dụng chúng trong gần như bất cứ bài writing nào bất kể đề dễ hay khó. Ví dụ sharply => exponentially, controversial=> contentious, impact=> implication/repercussion,… . Loại từ vựng thứ hai là từ vựng theo topic. Loại này thì khá dễ học vì mình thường nhóm khoảng 10 topics writing hay ra nhất và maximum khoảng 20 topics. Cứ học từ vựng nâng cao trong những topics này đi thi gặp thì tha hồ mà triển.

Nhìn chung bí kíp thì cũng không có gì nhiều, chỉ là các bạn cần tìm ra điểm yếu của mình và khắc phục nó. Đã xác định cái gì là thế mạnh thì phải học tới nơi tới chốn, đừng có quăng 1,2 từ vựng khủng vào trong bài viết mà lại dùng sai ngữ cảnh thì lại ăn con 5. Lập luận cũng phải lập luận cho rõ ràng, đừng có kiểu chưa phân tích xong đã nhảy sang ý khác thì CC ăn 5, 6 ngay.

Bên cạnh đó thì các bạn nên đi vệ sinh trước khi vào phòng thi và cũng đừng uống quá nhiều nước trong quá trình làm Reading và Listening vì nếu không các bạn sẽ phải đi vệ sinh trước khi thi Writing. Đừng như mình vì uống nhiều nước nhưng không đi vệ sinh trước khi thi Writing mình đã phải gồng trong khoảng 30p cuối giờ :)) làm viết lộn mất mấy cụm.

Dưới đây là một số kinh nghiệm học task 1/task 2

ĐỐI VỚI TASK 1

– NHÓM CÁC DẠNG LẠI VỚI NHAU

Task 1 được chia làm các dạng: Line graphs, Bar charts, Pie charts, Table of figures, Mix, Maps và Processes. Nhìn chung trong bốn dạng đầu mình thường chỉ chia làm 2 dạng đó là có thay đổi theo tgian và không. Vì vậy mình sẽ viết 4 dạng này giống nhau nếu chúng thuộc 1 trong hai dạng trên mà không phải chia ra làm quá nhiều dạng.

– LUYỆN VIẾT BA PHẦN CỦA BÀI TASK 1

Một bài Task 1 cũng được chia ra làm các phần Introduction, Overview và Body. Các bạn nên học cách để viết từng phần, cách để chọn thông tin cũng như cách để viết làm sao cho hay hơn.  Lưu ý là đừng bao giờ quên viết overview  nếu nghĩ là không viết nó mình cũng dư sức viết được 150 từ. Trong band descriptors nói rõ ràng là muốn đạt từ 6.0 trở nên bắt buộc phải có một overview rõ ràng và tóm tắt được  thông tin chính của biểu đồ. Đối với biểu đồ tròn thì các bạn nên học những vocab để nói về phần trăm ví dụ như: proportion, percentage, account for, make up, represent, comprise…..

– CÁCH XỬ LÝ DẠNG MAPS

Đối với maps thực sự là khá dễ. Nhiều bạn thấy nó khó là bởi vì không biết vết ntn. Tuy nhiên maps chỉ là những biểu đồ thể hiện sự thay đổi của một khu vực từ năm này qua năm khác. Overview thì các bạn hãy nói khái quát về sự thay đổi này, Body 1 thì nói về map thứ nhất. Body 2 thì miêu tả về sự thay đổi của các khu vực từ map 1 trở thành map 2.

– CÁCH XỬ LÝ DẠNG QUY TRÌNH

Dạng quy trình thì ngoại trừ 1, 2 trường hợp khó (một năm chỉ có khoảng 1,2 lần, ví dụ như miêu tả sự thay đổi của công cụ cầm nắm qua các thời kỳ, sự tiến hóa của móng guốc ở ngựa, hay sự hoạt động của khinh khí cầu,..). Thì nhìn chung mình thấy các dạng process không quá khó. Nó cũng chỉ miêu tả một quy trình theo thứ tự trước sau. Các bạn chỉ cần đọc qua những dạng quy trình của các năm trước, nằm được các từ vựng ngta hay dùng cho sản xuất thì việc xử lý đa số là khá dễ.  Phần quy trình cũng khai thác rất nhiều về các tác động nhiệt (thermal), vật lý (physical) và hóa học (chemical), liên quan chủ yếu đến các loại chất rắn (solid), lỏng (liquid) và khí (gas). Nếu nắm được các yếu tố này các bạn sẽ thấy từ vựng cũng xoay quanh chúng.  

 

ĐỐI VỚI TASK 2

Grammar

Để cải thiện khả năng ngữ pháp cơ bản và nâng cao nhanh nhất thì mình khuyên các bạn sử dụng sách: Giải thích ngữ pháp tiếng anh (Mai Lan Hương- Hà Thanh Uyên) Link tải sách miễn phí: LINK

Vocabulary

Một vấn đề chúng ta hay thắc mắc đó là đạt điểm số rất cao trong Reading, Listening nhưng lại rất thấp trong Writing mặc dù biết rất nhiều từ vựng. Chúng ta cơ bản có thể đã biết cách phát âm và hiểu nghĩa của rất nhiều từ vựng tuy nhiên khi đặt bút để viết vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính đó là do chúng ta học chưa sâu, chưa đọc và nhớ được cách dùng của từ đó trong một ngữ cảnh cụ thể như trong câu đang viết. Đây là điểm cực kỳ quan trọng, nếu như chúng ta chưa bao giờ để ý đến cách dùng của từ trong những câu cụ thể thì khả năng rất cao là chúng ta sẽ gặp khó khăn khi sử dụng từ ngữ đó trong câu văn của mình. Chính vì vậy cách giải quyết tốt nhất đó là các bạn hãy đọc đi đọc lại nhiều lần các sách và sample, highlight các từ và cụm từ hayNgoài ra các bạn cũng có thể viết các từ vựng advanced vào riêng một quyển vở để vừa nhớ nghĩa vừa nhớ được spelling của từ đó. Mình thường học từ vựng bằng cách đọc bài mẫu và phân chia chúng thành khoảng 20 nhóm chủ đề cho Writing Task 2. Một số sách mình đã đọc qua và thấy rất hay để boost vocab đó là: Bộ sách bài mẫu của simon, sách Marvellous techniques for IELTS Writing, sách 15 days’ practice for IELTS Writing, sách IELTS Success for IELTS Writing, bộ hơn 100 bài mẫu IELTS Writing Task 2 Matclark (lưu ý riêng bộ này từ vựng cực advanced, chủ yếu dành cho các bạn aim 7.5+.) Sau khi có bài mẫu mình sẽ học các từ mới sau đó đưa chúng vào trong những nhóm topic trên. Sau khi liệt kê vocab của các topics khác nhau mình thấy từ vựng theo topic của mình tăng rất nhiều. Mình cũng tìm cách note lại những từ vựng, cụm từ để nâng cấp những từ hay xuất hiện. Bằng cách này khi viết một bài nào đó thì mình luôn áp dụng được ít nhất từ 10-20 cụm từ rất hay. Lỗi hay gặp: thông thường mình thấy các bạn không sử dụng được các từ vựng advanced trong bài hoặc dùng sai là do các bạn chỉ mới gặp qua các từ vựng đó vài lần và chưa embed được từ đó vào đầu. Thường thì mẹo để học các từ advanced của mình đó là viết chúng xuống một quyển sổ sau đó coi lại hoặc đọc lại bài mẫu thường xuyên. Ví dụ như bộ Mat clark minh cũng đã đọc đi đọc lại và viết xuống đến 3,4 lần nên khi đi thi mình không sợ sai chính tả khi dùng các từ như repercussion, paramount, juvenile delinquency, respiratory, asthma hay tuberculosis nữa. 

Cách trình bày một bài luận + Idea

Sau khi biết được nội dung nào cần viết ở từng phần của mỗi dạng thì các bạn cần phải có Idea chính để viết. Để không bị bí idea khi đi thi thì mình luôn đọc lại tất cả những đề Writing đã ra trong những năm trước. Việc đọc qua rất nhiều đề và brainstorm giúp mình không bị thiếu ý tưởng khi đi thi. Nó còn giúp mình suy nghĩ nhanh hơn khi gặp một câu hỏi lạ nào đó. Nhìn chung các topic của Writing task 2 mình thấy cũng chỉ quanh quanh và nếu bạn nào đọc đủ nhiều các đề, bài mẫu của các năm trước sẽ thấy khá dễ. Còn các bạn ít đọc thì rất dễ cảm thấy đề mình đang làm khó, bí và các bạn chưa bao giờ gặp kiểu câu hỏi như vậy.

CÁC DẠNG BÀI CỦA TASK 2

Các bạn cần phải biết IELTS Writing Task 2 có bao nhiêu dạng. Các dạng trong Task 2 thì được chia ra làm: argument questions, discussion questions and mixed questions. Các bạn cần phải nắm được cách trình bày các phần Introduction, Body và Conclusion của mỗi dạng. Đặc biệt là phần Body. Trong academic writing thì điều khó nhất đó là một đoạn thân bài của các bạn làm sao phải có câu Topic sentence, Supporting sentence, Example, Concluding thought. Các bạn thường quen với cách viết văn tiếng việt mà không phát triển một đoạn body mà ý sau phải develop ý trước. Điều này nằm trong tiêu chí Cohesion & Coherence của Task 2. Và nếu không tập lập luận chặt chẽ thì các bạn sẽ không thể nhận được điểm cao dù Vocab hay grammar có hay thế nào. (Các bạn có thể đọc qua cách để trình bày một body trong sách The key to IELTS Writing Success của Paul Cullen – cô là tác giả của rất nhiều sách IELTS của Cambridge vì vậy lời khuyên của cô là giá trị hơn nhiều so với sách của nhiều tác giả khác. Luôn phải lưu ý là một bài Writing luôn chấm theo 4 tiêu chí: Task achievement (trả lời được câu hỏi của đề), Cohesion & Coherence, Grammar Range, Lexical Resources (Vocab). Trung bình của 4 tiêu chí này mới là điểm số của các bạn. Tuy nhiên Idea không phải là chuyện ngày một ngày hai các bạn có thể cải thiện. Idea không liên quan đến ngôn ngữ mà liên quan nhiều đến tư duy giải quyết vấn đề của bạn. Nếu bạn nào hay để ý đến các vấn đề của xã hội và suy nghĩ về cách giải quyết chúng thì bạn đó sẽ dễ tìm thấy ý tưởng cho một bài Task 2 hơn các bạn khác. Như vậy trên đây đã nêu ra ba yếu tố quan trọng nhất để nâng cao kỹ năng Writing nói chung của bất cứ ai. Để đạt được các điểm số cao thì chúng ta bắt buộc cần cải thiện song song cả ba phần này.

 

Nhìn chung thì tài liệu Free để học cũng rất là nhiều hiện nay, mặc dù vậy nếu các bạn cần một tài liệu hướng dẫn chi tiết, trọng tâm và có giải thích tiếng việt thì mình cũng đã soạn hết vào sách Task 2. Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc học từ vựng và phát triển ý tưởng thì cũng như học các template mẫu thì mình đã soạn hết vào trong sách IELTS Writing Task 1 và Task 2, các bạn có thể tham khảo ở đây: ielts-hungnguyen.com. Ngoài ra mình cũng có các khóa học online Writing rất rẻ ielts-hungnguyen.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *